Sau thế kỉ 20, các cuộc cách mạng, các quốc gia đều đã bỏ chế độ vua chúa. Tuy nhiên, ở châu Âu, vẫn còn hơn 40 quốc gia có Vua hoặc Nữ hoàng
Tại Châu Âu, có 44 quốc gia quân chủ gồm: Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan, Ý, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Monaco, Ba Lan,… Trong đó, cố Quốc vương Pháp Louis XIV là vị vua trị vì lâu nhất, đã giữ cương vị quốc vương trong hơn 72 năm 110 ngày sau khi lên ngôi năm 4 tuổi. Cố Nữ hoàng Elizabeth II đã trở thành quốc vương Anh sống lâu nhất, bà đã giữ ngôi vị này trong 70 năm 214 ngày.
Vương quốc Đan Mạch
Vương quốc Đan Mạch là một nước quân chủ lập hiến với chế độ tam quyền phân lập. Quyền lập pháp ở trong tay quốc hội, quyền hành pháp do chính phủ đảm nhiệm và quyền tư pháp độc lập. Người đứng đầu quốc gia là vua hoặc nữ hoàng. Và hiện nay là Nữ hoàng Margrethe II. Nữ hoàng lên ngôi ngày 15/1/1972 và bà người phụ nữ Đan Mạch đầu tiên trong nền quân chủ vua chúa.
Nữ hoàng Margrethe II là người cai trị đất nước, song bà không quan tâm nhiều tới những tục lệ, quy ước vốn có trong xã hội. Bà từng vấp phải sự hoài nghi khi mới lên ngôi ở tuổi 31, nhưng với tài năng và những đức tính đáng quý như khiêm tốn, không phô trương và sự gần gũi, bà đã nhanh chóng chiếm được lòng dân và giành được sự nể phục của họ. Bà cũng luôn thể hiện mình là một vị vua “dân túy”.
Tính bình dân của Nữ hoàng đã “ngấm” vào thần dân, kể cả khi bà “phì phèo” thuốc lá tại các bữa tiệc tối, trong thính phòng hòa nhạc và thậm chí tại nhà nghỉ bà thường lui tới để điều trị căn bệnh hen suyễn thì mọi người cũng chẳng lấy gì làm lạ.
Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một quốc gia nhất thể theo thể chế quân chủ lập hiến. Cố Nữ vương Elizabeth II chính là nguyên thủ quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và cũng là quân chủ của 15 quốc gia Thịnh vượng chung độc lập khác. Sau khi Nữ hoàng băng hà, Thái tử Charles trở thành người kế vị ngai vàng, với vương hiệu Vua Charles III.
Thái tử Charles lên ngôi vào lúc chính trường London đi từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác: chiến tranh Ukraine tác động trực tiếp đến kinh tế, đến đời sống của người dân Anh, Brexit và dịch Covid-19 vẫn để lại nhiều vết hằn trên chính trường Luân Đôn. Trước đó, ông là người hoạt động tích cực vì môi trường nên sau khi lên ngôi, người dân mong chờ rằng ông sẽ vẫn quan tâm đến môi trường và trị vì đất nước anh minh như mẹ của ông.
Vương quốc Hà Lan
Ở Vương quốc Hà Lan, Nhà vua vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là một phần của chính phủ bên cạnh Thủ tướng và các Bộ trưởng. Nhà vua có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lập chính phủ mới sau khi bầu nghị viện. Vua hiện nay của Vương quốc Hà Lan là Đức vua Willem Alexander, lên ngôi từ ngày 30/4/2014 và ông cũng là người đứng đầu dòng họ Amsberg.
Tân vương Willem Alexander lên ngôi năm 46 tuổi, là một chuyên gia về quản lý nước. Ông trở thành vị vua đầu tiên của Hà Lan kể từ năm 1890 và cũng là quốc vương trẻ nhất châu Âu. Còn vợ ông, Hoàng hậu Maxima, 41 tuổi, là cựu nhân viên đầu tư ngân hàng.
Vương quốc Tây Ban Nha
Tây Ban Nha là một quốc gia quân chủ lập hiến, với ngôi vua cha truyền con nối và quốc hội lưỡng viện. Hội đồng do Bộ trưởng nắm quyền hành pháp, đứng đầu là Thủ tướng Tây Ban Nha. Vua là người đứng đầu Nhà nước và là biểu tượng của sự thống nhất và vĩnh cửu của đất nước.
Ngoài ra, nhà vua còn là nguyên thủ đồng thời là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Tây Ban Nha. Hiện nay, Người đứng đầu Hoàng gia Tây Ban Nha chính là Đức vua Felipe VI, ông lên ngôi ngày 19/6/2014.
Đức vua Felipe VI lên ngôi vua sau khi cựu vương Juan Carlos thoái vị vì tuổi già sức yếu. Uy tín của nhà vua Juan Carlos, 76 tuổi, đã bị sứt mẻ nhiều trong khoảng thời gian vì nhiều vụ tai tiếng. Ông buộc phải nhường ngôi lại cho con sau 39 năm trị vì đất nước. Ông là người có công hàn gắn dân tộc và đưa Tây Ban Nha tiến bước trên nền dân chủ sau nhiều năm sống dưới ách của nhà độc tài Franco.
Monaco
Ở Monaco quyền lập pháp thuộc về Hoàng thân và Hội đồng quốc gia, quyền hành pháp được Hoàng thân giao cho Thủ tướng và 5 Bộ trưởng và quyền tư pháp hoàn toàn độc lập với Chính phủ, thuộc về các tòa án. Nguyên thủ quốc gia hiện tại của Monaco là Hoàng thân Albert II (kế vị năm 2005). Hoàng thân hay Ông hoàng Albert II là nguyên thủ đương nhiệm đầu tiên của một quốc gia đặt chân đến Bắc Cực.
Quốc vương Albert II lên ngôi lúc 47 tuổi, trước đây, ông là Phó Chủ tịch tổ chức từ thiện Mỹ được thành lập vào năm 1982. Sau đó, ông kết hôn với Charlene Wittstock, cựu vận động viên bơi lội Olympic đến từ Nam Phi vào năm 2011 và có một cặp sinh đôi.
Sưu tầm