Như mọi người đã biết, bài quốc ca của Việt Nam là “Tiến Quân Ca” được sáng tác bởi nhạc sĩ Văn Cao, còn các quốc gia khác, bạn có biết quốc ca của họ là gì không?
Quốc ca là một bài hát thể hiện sự ái quốc, tán dương lịch sử, truyền thống và đấu tranh của nhân dân quốc gia đó, được chính phủ của một đất nước công nhận là bài hát chính thức của quốc gia, được người dân sử dụng nhiều thành thông lệ.
Mỗi bài hát quốc ca của mỗi quốc gia đều được viết dựa trên các anh hùng, lịch sử hào hùng, những lí tưởng cao đẹp mà toàn dân tộc trong 1 nước hướng tới hoặc đơn giản hơn là các cảnh đẹp thiên nhiên đất nước, được cất lên vào những dịp thiêng liêng, trang trọng, thể hiện lòng biết ơn và tinh thần yêu nước, đoàn kết.
Vương quốc Anh – bài quốc ca lâu đời
Nguồn gốc của bài hát bị tranh chấp và ngày bài hát ra đời chính xác vẫn chưa được biết, nhưng có 1 điều chắc chắn rằng quốc ca của Anh có từ thế kỷ XVIII.
God Save The King là một bài hát yêu nước được trình diễn công khai lần đầu tiên ở London vào năm 1745, được gọi là Quốc ca vào đầu thế kỷ XIX. Chữ “King” trong tựa bài sẽ được thay đổi thành “Queen” thay đổi linh hoạt dựa vào người đang trị vì đất nước.
Pháp – bài quốc ca sáng tác trong 24h
La Marseillaise là quốc ca nước Pháp được sáng tác trong một đêm trong cuộc Cách mạng Pháp (ngày 24 tháng 4 năm 1792) bởi Claude-Joseph Rouget de Lisle, một đội trưởng của các kỹ sư và nhạc sĩ nghiệp dư.
Sau khi Pháp tuyên chiến với Áo, thị trưởng của Strasbourg bày tỏ sự cần thiết của một bài hát hành quân cho quân đội Pháp. La Marseillaise là bài hát hùng tráng đã gây ấn tượng mãnh liệt mỗi khi được hát trong những dịp công khai Cách mạng. Công ước đã chấp nhận nó làm quốc ca của Pháp vào năm 1795.
Đức – quốc ca với giai điệu hùng tráng
Das Deutschlandlied chính thức là quốc ca của Đức từ năm 1922 đến năm 1945, của Tây Đức từ năm 1950 đến năm 1990 và của nước Đức thống nhất từ năm 1990.
Giai điệu của quốc ca Đức được sáng tác vào năm 1796 bởi Joseph Haydn, người Áo và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1797 nhân ngày sinh của Hoàng đế La Mã Thần thánh Francis II. Mặc dù lời bài hát đã nhiều lần thay đổi theo tên của các vị hoàng đế, giai điệu này vẫn được sử dụng chính thức cho đến khi Áo-Hungary sụp đổ vào năm 1918, sau đó nó được giữ lại làm quốc ca của Đức Quốc xã.
Phần Lan – quốc ca mang tinh thần yêu nước
Maamme là quốc ca Phần Lan, với lời của Johan Ludvig Runeberg và nhạc của Fredrik Pacius, được biểu diễn lần đầu tiên vào năm 1848 bởi các sinh viên kỷ niệm Ngày Flora (13 tháng 5) trên một đồng cỏ thuộc Trang viên Kumtähti ở Helsinki.
Maamme nhanh chóng được mọi người đón nhận như một biểu hiện của tình cảm yêu nước, đặc biệt là sau khi Paavo Cajander xuất bản bản dịch tiếng Phần Lan trau chuốt của mình vào cuối thế kỷ 19.
Đan Mạch – có tới 2 bài quốc ca
Der er et yndigt land lần đầu tiên được trình diễn vào năm 1844 và nhanh chóng trở nên phổ biến với người dân Đan Mạch. Nó đã được chính phủ thông qua vào cuối năm đó như một bài quốc ca, nhưng không phải là bài quốc ca duy nhất. Bài quốc ca này đứng cạnh với Kong Christian, là 1 bản quốc ca khác, tuy nhiên Derer et yndigt land được nghe thường xuyên và phổ biến hơn trong nước. Nguyên tác có 12 câu, nhưng chỉ có câu đầu, câu thứ ba, câu thứ năm và câu cuối được dùng làm quốc ca.
Hy Lạp – quốc ca với nhịp điệu hành quân
Quốc ca của Hy Lạp bao gồm những khổ thơ đầu tiên của bài thơ Hymn to Freedom, được nhà thơ Dionysios Solomos viết vào tháng 5 năm 1823 tại đảo Zakynthos.Năm 1844, bài thơ được Mantzaros đặt thành nhạc và đệ trình lên Vua Otto nhưng không may tác phẩm không được phê chuẩn làm quốc ca. Thay vào đó, nó trở nên phổ biến như một bài hát chiến đấu.
Năm 1861, Bộ trưởng Quân đội yêu cầu Mantzaros soạn một cuộc hành quân dựa trên bài thánh ca cho tự do Hymn to Freedom. Nhạc sĩ đã tạo cho nó nhịp điệu của một cuộc hành quân và vào năm 1864, bài Hymn to Freedom được thành lập làm quốc ca và được in lần đầu tiên (27 bản) tại Luân Đôn vào năm 1873.
Tây Ban Nha – quốc ca không lời
Quốc ca của Tây Ban Nha được gọi là La Marcha Real, bài hát được chính thức tuyên bố là quốc ca của Tây Ban Nha dưới thời trị vì của Isabella II. Đây không phải đất nước duy nhất có quốc ca không lời, bên cạnh đó có Bosnia, Kosovo và San Marino, khi hát quốc ca, phải đứng im lặng (hoặc ngâm nga) khi quốc ca của họ được cất lên.
Thật ra có rất nhiều phiên bản có lời đã được sáng tác nhưng hầu hết chúng không được chính thức công nhận. Nỗ lực đưa lời vào bài hát này được ghi nhận lần cuối vào những năm trị vì của nhà độc tài Francisco Franco. Thế nhưng sau khi nhà độc tài này bị lật đổ vào năm 1975, bài quốc ca của Tây Ban Nha trở về phiên bản không lời và bắt đầu được sử dụng từ năm 1978 cho đến hiện tại.
Sưu tầm